BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI

Thứ sáu - 20/12/2024 09:04
Theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ, hiện nay đã đúng vào chu kỳ dịch này.
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh và ngăn chặn nguy cơ bùng dịch, tỉ lệ bao phủ tiêm chủng sởi cần đạt 95% để đạt được hiệu quả miễn dịch cộng đồng.
BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI
            Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, do vi rút Sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.
 
470172374 3907732946140492 6452486136209190034 n
 
470222095 3907732992807154 4901145307498118905 n

           Để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng và nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:
        1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
        2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
        3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
        4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
        5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Đồng thời khai báo y tế cho Trạm Y tế xã, phường nơi sinh sống để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch lây lan, bùng phát tại cộng đồng.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch
 
470170522 3907733232807130 5390899951723653420 n
 
470205320 3907733016140485 7832521242182749255 n
 
470214473 3907733436140443 7334313543300067696 n
 
470183354 3907733399473780 178484588996643509 n

Tác giả bài viết: Ban truyền thông trường MN Kỳ Liên

Nguồn tin: TRUNG TÂM Y TẾ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HỖ TRỢ QUẢN TRỊ
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay553
  • Tháng hiện tại1,058
  • Tổng lượt truy cập3,127,514
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây